Quy trình nấu rượu men lá
Bước 1: Đem hỗn hợp lá cây đã phơi khô sắc thành nước. Cứ khoảng 200g hỗn hợp lá sắc lấy 300ml dung dịch. Gạo đem nghiền nhỏ thành bột với 300ml dung dịch nước sắc ta sẽ cần khoảng 10kg gạo. Gạo có thể dùng gạo nếp hoặc gạo tẻ. Nhưng để quả men có chất lượng tốt nhất thì nên kết hợp cả 2 loại gạo, với tỷ lệ 60% gạo tẻ và 40% gạo nếp. Theo như kinh nghiệm sử dụng của đồng bào dân tộc Tày thì lượng gạo nếp nếu quá nhiều sẽ khiến quả men bị nát, nhanh hỏng, còn nếu ít gạo nếp thì quả men sẽ cứng và không thơm.
Bước 2: Trộn đều dung dịch nước sắc từ lá cây với bột gạo. sau khi trộn đều ta cho thêm vào 1 ít men giống. 10kg bột thì cho 3-5 quả men giống (khoảng 150-300g).
Bước 3: nặn bột thành quả men, cứ khoảng 50g một quả.
Bước 4: ủ quả men vào trong rơm khoảng 2-3 ngày để cho bột lên men. Sau khi đã ủ đủ số ngày thì đem quả men phơi nơi khô ráo, thoáng khí đến khi quả men khô kiệt. Men sau khi đã phơi khô là có thể dùng để nấu rượu ngay được hoặc đem bảo quản để dùng khi cần.
Hiện nay, nghề sản xuất men lá đang gặp nhiều khó khăn do: Môi trường sống của các loài thực vật giảm mạnh, người dân phải đi sâu vào rừng, ở những nơi nguy hiểm mới có nguyên liệu. Quy trình sản xuất rượu còn mang tính thủ công, trình độ công nghệ còn kém và thiết bị sản xuất thô sơ nên còn rất nhiều độc tố, tạp chất có tác động xấu tới hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người tiêu dùng; Sản xuất rượu mang tính nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đặc điểm của rượu men lá là có hương thơm tự nhiên của cây lá rừng, uống rất dịu êm và đặc biệt là không bị đau đầu, hơn hẳn các loại rượu khác.